hoc-lap-trinh-php

Giới thiệu PHP

Nhận thấy có nhiều bạn trẻ muốn học PHP để phát triển web nhưng chưa có kiến thức căn bản về nó, vì vậy tôi quyết định mở khoá học Lập trình PHP và MySQL căn bản bao gồm video và bài viết sẽ giúp bạn nắm bắt nhanh chóng hơn. Khi học xong bạn có thể dễ dàng xây dụng cho mình một Blog cá nhân hoặc một trang bán hàng online cá nhân do chính tay bạn viết. Cũng như hiểu được mã nguồn WordPress nó hoat động như thế nào

Danh sách bài viết trong khoá học này:

[display-posts tag=”php-and-mysql”]

Giới thiệu PHP

PHP là viết tắt của chữ “Hypertext Preprocessor”, đây là một ngôn ngữ lập trình được sử dụng để viết ở phía máy chủ(server-side language). Khái niệm này có thể khó hiểu đối với các bạn làm đồ hoạ, thiết kế, người mà sử dụng ngôn ngữ client-side như HTML, CSS, Javascript.

Ngôn ngữ Server-side tương tự như ngôn ngữ JavaScript có nghĩa là bạn có thể nhúng mã code vào HTML code trong một trang web. Khi đoạn mã được thực hiện thì nó cho ta nhiều lựa chọn để điều khiển, cũng như cách hiển thị dữ liệu ra trình duyệt hơn so với khi bạn dùng HMLT thông thường. Điểm khác biệt duy nhất giửa PHP và JavaScript là trạng thái của việc thực thi đoạn mã có mà bạn đã nhúng.

Đoạn code JavaScript mà bạn nhúng trong trang web nó sẽ thực hiện ở phía Client tức là trình duyệt(Firefox), còn đoạn code PHP mà bạn nhúng trong trang web nó sẽ thực thi trên Web server(LEMP). Một khi đoạn mã nó thực thi xong thì kết quả cuối cùng mà bạn nhận được cũng là HTML, luôn luôn là như vậy trong bất cứ ngôn ngữ Server-side nào.

Hãy xem xét một ví dụ dưới đây, bạn hãy tạo tập tin với tên là today.php sau đó dán nội dung sau:

[php]

!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head>
<meta charset="utf-8">
<title>Today&rsquo;s Date</title>
</head>
<body>
<p>Today&rsquo;s date (according to this web server) is
<?php
echo date(‘l, F jS Y.’);
?>
</p>
</body>
</html>

[/php]

mở trình duyệt thì kêt quả nó sẽ hiển thị ngày và giờ của ngày hôm nay. trong trường hợp của tôi thì hôm nay là chủ nhật, ngày 12 tháng ba, năm 2017.

Screenshot at Mar 12 14 55 52 1

hầu hết đoạn code ở trên là HTML ngoại trừ đoạn code nằm trong dấu <?php?> nó chính là đoạn code PHP, do đó trong PHP để nhúng mã code vào thì bắt buộc bạn phải thêm 2 ký tự đó vào. Khi đó trên web server(máy chủ web) của bạn thì nó sẽ đọc tập tin đó và nó sẽ thông dịch đoạn mã code nằm trong khối PHP đó như hình bên trên

Bạn cần chú ý rằng tất cả đoạn code của PHP bạn sẽ không thấy trên trình duyệt, đây chính là lợi thế của ngông ngữ server-side, tại sao tôi gọi nó là lợi thế.

  • Không có sự cố về trình duyệt: PHP là ngôn ngữ kich bản server-side do đó nó được thông dịch trên web server, vì vậy bạn không cần lo lắng bất cứ ngôn ngữ gì hiển thị trên trình duyệt client, cho dù là tiếng anh hay tiếng việt.

  • Truy cập thông tin web server: Như ví dụ trên tôi đã dùng hàm date để xem ngày và giờ, bạn cũng có thể dùng JavaScript làm điều đó, nhưng nó sẽ lấy thông tin ngày giờ trên máy của bạn chứ không phải thôn tin trên web server của bạn, do đó nếu người ở Mỹ truy cập sẽ có kết quả khác với người Việt Nam, nếu sử dụng PHP thì kết quả là như nhau đối với hai người này. Ngoài ra PHP có thể thêm,lấy dữ liệu(MySQL) rồi gửi cho client.

  • Tải lại trang: Với một trang mà bạn cần yêu cầu tải lại thì bạn có thể dùng PHP cho chắc ăn, vì chúng ta có thể tắt JavaScript trên trình duyệt còn PHP thì không.

Cú pháp căn bản

Cú pháp PHP là giống như các ngôn ngữ C, JavaScript nó là tập hợp của các ký tự dòng lệnh hoặc biểu thức, nếu bạn có học qua thì tốt không học thì cũng chả sao:

thông thường bạn viết code PHP sẽ bắt đầu bằng một biểu thức của PHP và kết thúc biểu thức đó sẽ có dấu chấm phẩy(;).

[code lang=text]
echo 'How are you!' ;

[/code]

trong đó echo là biểu thức của PHP, dấu nháy bọc chữ How are you là bắt buộc nếu nó là một chuỗi, nếu là số hoặc biến là không cần, mục đich của dấu nháy đó báo ta biết nó là một chuổi(string) giúp cho ta đọc code rõ ràng hơn.

[code lang=text]
echo 123;
$how = 'How are you!';
echo $how;

[/code]

Toán tử, biến và comment(chú thích)

Như ở ví dụ trên tên biến tôi đặt là how, và trước nó là ký tự đô la($) còn sau dấu = là giá trị của tên biến đó, do đó đó đặt tên biến PHP chỉ cần thêm dấu $

[code lang=text]
$<tên-biến bạn muốn dặt> = <Giá trị bạn muốn gán>

[/code]

khi bạn tạo tên biến trong PHP bạn cần phải tuân thủ quy tắc đặt tên như sau:

  • Tên biến phải bắt đầu bằng một chữ cái của bảng chữ cái hoặc ký tự _ (gạch dưới).

  • Tên biến chỉ có thể chứa các ký tự: a-z, A-Z, 0-9, và _ (gạch dưới).

  • Nếu như tên biến dài hơn một ký tự thì không được chứa khoảng trắng giửa hai ký tự đó.

để chú thích tức là giải thích ý nghĩa đoạn code bạn đang viết thì bạn có thể comment vào đó, PHP sẽ không thực thi đoạn code đó, để chú thích thì bạn có thể dùng dấu //hoặc khối /* */

[code lang=text]
// assigns a value of 'Hi there!'
$testVariable = 'Hi ' . 'there!';

[/code]

toán tử trong PHP thì căn bản có phép trừ(-), nhân(*), chia(/), phép cộng(+), nếu bạn muốn xem đầy đủ thì vào trang chủ PHP

[php]
$var1 = ‘PHP’;
$var2 = 5;
$var3 = $var2 + 1;
$var2 = $var1;
echo $var1;
echo $var2;
echo $var3;
echo $var1 . ‘ rules!’; // outputs ‘PHP rules!’
echo "$var1 rules!"; // outputs ‘PHP rules!’
echo ‘$var1 rules!’; // outputs ‘$var1 rules!’
[/php]

thử chạy đoạn code trên coi nào, hãy dành một phút để suy nghỉ kết quả mà nó trả về

Kết luận

Trên đây tôi đã giới thiệu bạn PHP là gì, và các khái niệm căn bản về nó trong phần sau tôi sẽ vào chi tiết từng phần cụ thể của ngôn ngữ PHP như Array,

1 thought on “Giới thiệu PHP”

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top