Tại sao CEP ngán ngẫm về IT manager

TẠI SAO CEO NGÁN NGẪM IT MANAGER?

Đây là bài viết của anh Đỗ Ngọc Minh về góc nhìn của CEO về IT. Gsviec xin giới thiệu đến tất cả các bạn. Dưới đây là bài viết

Dựa vào chia sẻ của anh Tuấn Anh về bài viết góc nhìn của CEO về HR, tôi cũng đã viết 1 bài tương tự trên blog cá nhân về vai trò của IT manager.Thanks

GÓC NHÌN CỦA CEO VỀ IT. TẠI SAO CEO NGÁN NGẪM IT MANAGER?

Một số chủ doanh nghiệp và CEO không quan tâm đến hoặc không muốn bỏ nhiều thời gian cũng như chi phí cho bộ phận IT. Người đảm nhận vị trí CIO hay IT manager luôn phải đối diện với một thực tế này.Khi ông chủ hay CEO thấy họ bước đến từ xa thì có người lập tức nghĩ rằng cần làm gì để kết thúc câu chuyện với thằng cha này càng sớm càng tốt và có thể tránh mặt đi lại càng hay.Điều gì xảy ra trong suy nghĩ của các CEO hay ông chủ:

  • Anh ta đang đến để xin kinh phí lớn hơn cho hoạt động CNTT.
  • Đòi hỏi 1 dự án mà ở đó các CEO không thể hiểu nổi hoặc không đánh giá cao.
  • Cố gắng thuyết phục bằng ngôn ngữ chuyên ngành vốn là thứ CEO không quan tâm,không thể hiểu hoặc không thể thấu đáo.

Vấn đề là các CEO luôn xem và định kiến rằng các lãnh đạo về CNTT là những người yêu công nghệ,luôn muốn ứng dụng các công nghệ mới vào công việc và những việc như vậy không khác gì việc bắt ông ta phải mở hầu bao. Trong khi những thứ đó cần phải có thời gian để chứng minh hiệu quả nơi mà các CEO thiếu kiên nhẫn không thể chờ đợi đến thời điểm đó.

Tại sao CEO không thích IT manager

Có thể chờ đợi một CEO có thể ngồi đó nghe các lãnh đạo CNTT trình bày một cách hoàn toàn rõ ràng như những gì mà IT manager hay CIO hiểu về nó? Việc tìm kiếm một “ngôn ngữ” diễn đạt không phải là một chuyện dễ dàng.Điều này có thể khi mà CIO xác lập được lòng tin và sự tín nhiệm từ CEO thì phần nào đó các vấn đề được trình bày được “lắng nghe” nhiều hơn.

Vấn đề lòng tin và tín nhiệm này không đến từ chức vụ anh là IT manager hay CIO mà nó đến từ những thứ khác.Chức vụ hay vị trí là những thứ mà người khác có thể cho mình nhưng sự tín nhiệm và lòng tin phải xuất phát từ sự tạo ảnh hưởng.Cái này chính là “nội lực” mà không phải IT manager hay CIO nào cũng có thể làm được.

Các chìa khoá giúp các IT manager hay CIO thiết lập được sự tin tưởng và tín nhiệm

Hiểu được giá trị của doanh nghiệp

Việc hiểu được giá trị của doanh nghiệp còn quan trọng hơn việc áp dụng một công nghệ mới làm thay đổi bộ mặt của hoạt động công nghệ thông tin.Thực hiện được điều này chính là tự kéo CEO vào cùng ngồi với mình khi vấn đề không còn ở trong bộ phận IT nữa mà nó đã gắng kết với giá trị doanh nghiệp điều mà các CEO quan tâm.Điều gì nằm trong các giá trị của doanh nghiệp:

  • Tăng doanh thu.
  • Giảm chi phí.
  • Cải thiện hiệu suất.
  • Đem đến sự khác biệt từ doanh nghiệp so với các đối thủ.
  • Đem đến sự hài lòng của khách hàng.
Giá trị của doanh nghiệp

Liệu cơm gắp mắm

Các dự án CNTT phải được tính toán hợp lý về chi phí cũng như thời điểm thích hợp cho việc triển khai.Các giá trị luôn được tính toán thành những con số cụ thể kể cả ROI các lợi ích mang lại.Không đem lại lợi ích và giá trị khi doanh thì những dự án CNTT chỉ “đắp chiếu”

Làm những việc đã được chấp thuận và duy trì hệ thống

Một công việc đòi hỏi sự an toàn,công việc này an toàn cho doanh nghiệp lẫn công việc của các IT.Không thể đòi hỏi quá nhiều khi nhìn sang bên cạnh các đối thủ áp dụng quá nhiều thứ mà mình đem về áp cho doanh nghiệp,hãy duy trì hiện trạng một khi nó đang vận hành tốt trong thời gian nhất định.Có thể xu hướng là được nhìn thấy sẽ không thay đổi nhưng để áp dụng nó cần phải có thời gian,hãy giành nó như như một sự chuẩn bị.Bên cạnh đó không nên cho giới chủ hay CEO thấy rằng việc duy trì hay chấp nhận là một sự thoả hiệp vĩnh viễn,vì khi đó sẽ có những CEO suy nghĩ là CNTT sẽ không cần thiết vì rõ ràng khi cắt giảm hay duy trì trong thời gian dài mà vẫn “chạy tốt” (ít ra không có sự cải tiến về CNTT mà công việc vẫn được duy trì).

Cải tiến về CNTT

Kéo các phòng ban khác vào cuộc

Các IT manager thường có khuynh hướng là hướng nội,chỉ muốn để tôi làm tốt công việc của phòng chúng tôi mà không muốn bị “soi mói” của các bộ phận khác;việc chia sẻ thông tin hay nói chuyện với các phòng ban khác vốn đã khó khăn vì không cùng “ngôn ngữ” lại càng khó hơn khi đóng tất cả các giao tiếp.Hãy chứng minh và chia sẻ chúng tôi như là kinh mạch và các bộ phận khác muốn hoạt động một cách tốt nhất như một cơ thể khoẻ mạnh thì không nên tách rời;mặc dù việc “tắt kinh” ở đâu đó chưa thể làm họ nhận ra đó là vấn đề nghiêm trọng nhưng họ phải hiểu là đâu đó việc thờ ơ hay không quan tâm đến CNTT chỉ đem lại cho họ sự bất lợi.Và cuối cùng chắc chắn là chúng ta IT manager hay CIO phải nói chuyện với họ bằng chính một ngôn ngữ không “kỹ thuật” vì họ là low tech.

Hoạt động CNTT theo đúng ngân sách được phân bổ

Việc lên kế hoạch chi tiêu cho bộ phận CNTT đôi khi được làm quá sơ sài, đôi khi được tính toán không hợp lý dẫn đến việc sử dụng ngân sách gây khó cho chính phòng CNTT.Các CEO cũng thừơng quan tâm đến việc bạn dùng ngân sách như thế nào,những việc như thế này chính là chìa khóa cho việc tạo lập niềm tin.Việc quản lý tốt ngân sách cũng là cách cho các CEO thấy được sự thấu hiểu và tính hiệu quả khi bộ phận CNTT hoạt động.Giá trị sẽ được tăng lên ở đây.Thay vì chờ đợi những dự án cần thời gian mới đem lại kết quả thì việc quản lý tốt ngân sách là cách tạo ra hiệu quả thấy rõ nhất.

Cung cấp các dự án thành công

Việc cung cấp cho CEO các dự án có sự thành công thấy rõ ràng nhất,thời gian ngắn nhất trong ngân sách hợp lý giúp gia tăng sự tín nhiệm.Từ những dự án này đem lại một sự công nhận và sự hỗ trợ của các CEO.

Thay đổi định kiến

Cần có 1 quá trình trong việc thay đổi suy nghĩ (mind set) hay thói quen nhìn nhận về IT;bộ phận IT không có cây đũa thần trong tay để biến mọi thứ từ không thành có,hoàn toàn không có phép màu.Chính IT phải cho thấy mình là một phần của doanh nghiệp.

Tác giả: Đỗ Ngọc Minh

Bài viết gốc tại đây

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top