Chỉ số đánh giá của giám đốc công nghệ thông tin CIO

Chỉ số đánh giá của giám đốc công nghệ thông tin CIO – P.3

Đây là phần cuối trong chuỗi bài về Chỉ số đánh giá của giám đốc công nghệ thông tin CIO. Phần này sẽ đi viết về Nhóm KPI cho dự án IT, nhóm đo lường đánh giá doanh nghiệp dựa trên hạ tầng CNTT.

Nhóm KPI quản trị dự án IT

Ở vai trò CIO thì các hoạt động IT không còn gói gọn ở một phòng ban nữa mà nó như 1 doanh nghiệp độc lập vậy, và mỗi dự án CNTT đóng vai trò quan trọng như một dự án kinh doanh.

CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – CIO

Và người CIO phải trả lời 2 câu hỏi:

  • Nếu đặt tôi CIO vào vị trí của CEO, của khách hàng thì tôi đặt những kỳ vọng như thế nào về IT, về dự án của các anh. Và tất nhiên anh muốn mở rộng ý rằng không phải chỉ ngồi đó mà tưởng tượng mình là CEO, mình là khách hàng mà chính CIO đó phải tự tìm hiểu bằng cách này cách khác phỏng vấn, hỏi làm bảng phân tích, khảo sát để biết được kỳ vọng đó.
  • Chi phí bỏ ra như thế nào? ở đây anh muốn nói chính CIO phải vạch ra hết những phương án, những chi phí, giải pháp cho doanh nghiệp, cho dự án; nếu chi phí thấp hơn thì lựa chọn thế nào? Tính khả thi ra sao, phần nào sẽ không được xây dựng trong chi phí hạn hẹp. Tư vấn cho doanh nghiệp cả lộ trình để xây dựng dự án. Cái nào cần khai triển trước, cái nào cần sau ..

Và các chỉ số này như thế nào:

Các chỉ số này thuần túy như việc KPI cho một dự án: (anh sẽ liệt kê một số chính) đối với 1 dự án CNTT có khoảng 16 KPT. Nhưng anh chia làm 4 nhóm và chỉ giới thiệu 4 nhóm này thôi, còn các KPI cụ thể rất dài cho một bài viết thế này.

  • Các KPI về thời gian.
  • Các KPI liên quan đến chỉ phí/ doanh thu.
  • Các KPI liên quan đến hiệu suất công việc.
  • Các KPI liên quan đến chất lượng công việc.

Nhóm đo lường đánh giá doanh nghiệp dựa trên chính hạ tầng CNTT

Một lần nữa anh lại nhắc tới vai trò của CNTT đối với doanh nghiệp. Vai trò này không được hiểu đúng mức của nó, và một trong những nguyên nhân
chủ quan đối với dân IT là không đo lường đánh giá được doanh nghiệp bằng chính dịch vụ và hạ tầng của mình.

Chính sự am hiểu về business sẽ nâng tầm người quản lý IT lên cao, đưa ra được những đánh giá chính xác về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là chìa khóa giải quyết được bài toán CNTT cho doanh nghiệp đó.

Sự hiểu biết của CIO

Đây là 4 chìa khóa cho nhóm đo lường đánh giá doanh nghiệp

  • Khả năng của CNTT có thể giúp doanh nghiệp (doanh nghiệp cụ thể mà mình quản lý) tăng trưởng và phát triển kinh doanh
  • Cải thiện tốc độ / sự nhanh nhẹn (Tốc độ đến thị trường, khả năng thay đổi hướng với thị trường, v.v…)
  • Cải thiện doanh thu (cho phép doanh nghiệp giành thị phần, thâm nhập thị trường mới, v.v…)
  • Giảm rủi ro (giảm thời gian ngừng hoạt động của hệ thống kinh doanh, tạo sự liên tục trong kinh doanh, v.v.)
  • Giảm chỉ phí (giảm chỉ phí cho quy trình kinh doanh hiện tại, cải thiện tỷ suất lợi nhuận, giải phóng vốn cho các dự án mới, v.v…)
CIO phải có suy nghĩ như một CEO

Quản lý sự thay đổi

  • Thay đổi về con người.
  • Thay đổi về công nghệ.
  • Thay đổi về quy trình/ hệ thống.

Quản lý về các giá trị mang lại

  • Minh bạch
  • Hiệu quả.
  • Nhanh chóng.
  • Chính xác.
  • Đo lường và đánh giá.
  • Dữ liệu số hóa.
  • Ổn định.
  • Đáng tin cậy.
  • Có khả năng kế thừa và mở rộng.
  • Cải tiến và hoạt động liên tục.

Bài đã dài và anh dừng bài viết ở đây. Và em thấy vai trò của CIO khủng khiếp và áp lực thế nào.

Trên đây là chuỗi bài viết của Đỗ Ngọc Minh cho các bạn là CIO – Giám đốc công nghệ thông tin. Với kinh nghiệm của chính anh Minh và mong muốn chia sẻ. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho các bạn những điều bổ ích.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top