IT manager là ai và làm gì? – P.1

Quản lý IT là gì

Hôm nay Gsviec sẽ giới thiệu chuỗi bài về IT manager của anh Đỗ Ngọc Minh. Hi vọng sẽ mang đến những điều mới và cần thiết cho những bạn sắp lên vị trí manager. Những bạn có mục tiêu phấn đấu lên quản lý mảng IT cũng nên tìm hiểu.

1. Vai trò của IT manager

Trước khi đi vào vai trò của một người quản lý bộ phận IT. Chúng tôi có một số lưu ý khi một người đóng vai trò quản lý IT phải đối diện. Một số người sẽ khó mà phù hợp với vị trí này.
Làm IT manager bạn như “đội nhiều chiếc mũ” trên đầu; tất cả những tình huống có thể xảy đến bất ngờ mà không có sẳn giải pháp cho nó.
Bộ phận tài chính muốn bạn phải giảm chi phí, bộ phận kinh doanh mong muốn bạn hỗ trợ tăng doanh thu, người dùng luôn than phiền về thiết bị, phần mềm, dịch vụ ,,, Ngay cả trong nội bộ IT cũng nảy sinh nhiều vấn đề từ việc hướng dẫn nghề nghiệp cho nhân viên, đào tạo và cả những mục tiêu và đánh giá nhân viên. Hơn ai hết chủ doanh nghiệp luôn mong muốn bộ phận IT mang đến là sức mạnh cạnh tranh thực sự chứ không phải bộ phận tiêu tiền hay những dự án hoang phí.
Đối diện với các đối tác trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của họ.
Đối diện với cả những tình huống phá hoại đến từ các phía nhằm bảo vệ thông tin và sự vận hành dịch vụ.

Những điều cần làm của quản lý IT


1.1 IT manager làm gì?

Quản lý CNTT hiện có nhiều trách nhiệm (trung tâm dữ liệu, quản lý nhân viên, viễn thông, máy chủ, máy trạm, trang web, hỗ trợ người dùng, tuân thủ quy định,khắc phục thảm họa, v.v.) và kết nối với hầu hết các bộ phận (kế toán, tiếp thị,bán hàng, phân phối, v.v.) trong một công ty hoặc tổ chức.
Đây là cả tin tốt và xấu. Tại một số công ty, Giám đốc CNTT có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng chiến lược của công ty, đề xuất và giúp thực hiệnsáng kiến thương mại điện tử, ví dụ. Ở các công ty khác, Giám đốc CNTT thực sự là một kỹ thuật viên, một nhà phát triển phần mềm hoặc kỹ sư mạng. Và để làm phức tạp mọi thứ hơn nữa, những định nghĩa thay đổi nhanh chóng theo thời gian. Hôm qua kỹ sư mạng là tư vấn thương mại điện tử ngày hôm nay.

Tại sao những thay đổi và sự linh hoạt như vậy là tốt?

Vai trò quản lý IT trong một doanh nghiệp thật sự rất đa dạng và có thể đa nhiệm; nó đòi hỏi bạn có một kiến thức rất rộng theo xu thế phát triển nhanh của CNTT; việc thích ứng sự thay đổi và linh hoạt giúp vai trò của CNTT càng ngày càng quan trọng đối với doanh nghiệp. Thưc sự ảnh hưởng đến chiến lược của một doanh nghiệp

Tại sao những thay đổi và sự linh hoạt như vậy là không tốt?

Đối diện với quá nhiều sự thay đổi quá nhiều thách thức đôi khi tạo ra áp lực khủng khiếp đối với người quản lý IT.
Đôi khi bạn nhận được là sự “vô ơn” đối với tất cả những công việc, những nổ lực của bạn không được ghi nhận, hoặc ghi nhận hoàn toàn không xứng đáng với những công sức mình bỏ ra.
Bạn sẽ phải đối diện với nhiều “bẫy” nghề nghiệp và sự bạc bẽo sẳn sàng bị thay thế bởi những người khác Và đôi khi bạn cũng là những người làm thời vụ để thực hiện 1 nhiệm vụ nào đó khi hoàn thành bạn sẽ phải chuyển giao và ra đi.
Sự mất mát hy sinh thời gian và sức khỏe của bạn là việc bạn luôn phải đối diện.

Quản lý IT là thế nào


1.2 Cái nhìn về quản lý IT nói chung

Định nghĩa về quản lý:
Quản lý là người biết dùng những nguồn lực để đạt được mục tiêu nào đó.
Nguồn lực ở đây bao gồm nhiều khía cạnh:con người, tài chính, tài nguyên …

Phong cách quản lý:

Ra lệnh và kiểm soát:
Quản lý theo cánh này đòi hỏi một môi trường kỹ luật dạng quân đội, mọi mệnh lệnh được thực hiện theo chỉ đạo (có rất ít thảo luận ý kiến từ cấp dưới)
Đòi hỏi phải có sự kiểm soát thường xuyên tối đa với các con người thực hiện.
Cách này mang tính chủ quan rất cao, phù thuộc vào kinh nghiệm và tài năng của người quản lý. Áp lực luôn thường trực cho cả 2 phía
Hợp tác:
Các mục tiêu được đưa ra thảo luận, hợp tác dựa trên tính đồng đội cùng làm để đạt được mục tiêu.
Cách này cần nhiều thời gian để đưa ra cách thức làm, lại đòi hỏi đội ngũ phải được huấn luyện và tương tác thường xuyên để có thể hiểu được công việc làm tập thể
Sự mềm dẻo quá mức đôi khi lại không tận dụng được những quyết định đòi hỏi dứt khoát và mang tính kinh nghiệp lẫn khả năng của người quản lý giỏi do còn phải chiều theo ý kiến số đông.
Kết hợp:
Kết hợp giữa 2 phong cách này là điều mà ai cũng mong muốn để thực hiện ưu điểm của 2 phương pháp trên.
Nói thì dễ nhưng việc thực hiện lại không hề đơn giản.
Nó đòi hỏi phải có “luật chơi” và hiểu rõ vai trò trách nhiệm của một đội; ý kiến vẫn được ghi nhận và tìm ra hướng đi tốt dựa trên các ý kiến nhưng lại không phải các quyết định chỉ dựa vào số đông.
Các yếu tố ẩn trong việc quản lý:
– Thoạt nhìn sự đánh giá về 1 người quản lý không hề dễ dàng giữa một người quản lý tốt và người quản lý tồi. Trong 1 tổ chức rất nhiều trường hợp trong đó có tôi, có bạn có thể là nạn nhân của việc này. Đối với người nhân viên hay công nhân họ có thể thấy người quản lý ra ngoài tự do, hay ăn trưa một cách thoải mái sử dụng hết cả giờ làm việc của công ty (đánh giá việc này thì người quản lý tốt hay tồi đều bị đanh giá như nhau). Việc cốt lõi là tính chất công việc bạn không thể áp cái nhìn của 1 nhân viên, 1 công nhân cho vị trí quản lý.

Phong cách quản lý của IT


– Vì vậy nếu chỉ đánh giá theo cách trên đối với vị trí quản lý thật không ổn. Mà phải có cách đánh giá theo kết quả đạt được, điều này cần phải có thời gian nhất định để điều ấy (kết quả) xảy ra hoặc không.
– Nhận được sự oán giận hoặc ganh ghét; đây là một tình huống mà bạn sẽ phải đối diện đến từ nhiều phía, kể cả trong bộ phận IT của bạn. Đối với việc được thăng cấp bạn sẽ phải đối diện với sự ganh tị hay bất mãn từ phía đồng nghiệp hay thậm chí trong team của mình. Một số luôn cho rằng bạn không xứng đáng ở vị trí đó.
– Cừu đen trong bộ phận: có một số nhân viên thật sự trở thành thách thức và cản trở cho toàn bộ, việc loại bỏ những nhân viên như vậy cũng không hề là chuyện dễ dàng.
– Thành phần (được gởi gắm) đối với những thành phần này đôi khi bạn phải thiết lập ngoại lệ trong bộ phận của bạn, chìa khóa là bạn phải tỉnh táo để bộ phận của bạn không bị ảnh hưởng quá nhiều và cách bạn quản lý đối tượng này là một nghệ thuật.
– Trong bộ phận IT phải có những qui định, những chính sách riêng để công việc hiệu quả và ai trong bộ phận hiểu được “luật chơi”.
4 nhóm đối tượng:
– Nhóm cấp trên và các doanh nghiệp đối tác.
– Nhóm cấp quản lý ngang hàng.
– Nhóm người sử dụng, nhân viên nhà cung cấp …
– Nhóm nhân viên trực tiếp.
Trong cả bốn hướng này, bạn có thể xử lý các vấn đề tương tự: đặt kỳ vọng,phát triển mối quan hệ, sắp xếp các mục tiêu và chiến lược, thể hiện khả năng lãnh đạo như quản lý, vv Tuy nhiên, mỗi người trong số họ có một cách xử lý khác nhau. Tóm lại bạn có những kỳ vọng giành cho các đối tượng khác nhau, đồng thời họ cũng có những kỳ vọng giành cho bạn; tự bạn phải có thước đo cho những kỳ vọng này.

Đỗ Ngọc Minh.

Nguồn: Group Chuyên viên nhân sự

Hình ảnh: sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *