Người quản lý dự án (Project Manager) là gì?

Người quản lý dự án (Project Manager) đóng vai trò dẫn đầu trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, kiểm soát và kết thúc các dự án. Dưới đây là cái nhìn về vai trò của người quản lý dự án, trách nhiệm, các chứng chỉ liên quan, mức lương mong đợi và các mẹo tìm việc.

Người quán lý dự án là gì?

Người quản lý dự án là người đóng vai trò chính trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, kiểm soát và kết thúc các dự án. Họ chịu trách nhiệm về toàn bộ phạm vi dự án, nhóm dự án và các nguồn lực, ngân sách dự án và sự thành công hay thất bại của dự án.

Nếu bạn đang tìm kiếm một sự nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) và tự hỏi: liệu vị trí quản lý dự án có phù hợp với bạn không? Lộ trình nghề nghiệp CNTT: Người quản lý dự án CNTT có thể là vị trí tốt nhất mà bạn hướng tới. Ngoài ra, hãy xem xét liệu bạn có những gì cần thiết để trở thành một nhà quản lý dự án xuất sắc hay không .

Trách nhiệm của người quản lý dự án

Người quản lý dự án với sự giúp đỡ của nhóm của họ; họ sẽ chịu nhiều trách nhiệm trong năm giai đoạn dự án của một vòng đời dự án (bắt đầu, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kết thúc) như bên dưới.

Các giai đoạn quản lý dự án giao nhau với 10 lĩnh vực; bao gồm tổng hợp, phạm vi, thời gian, chi phí, chất lượng, nguồn nhân lực, truyền thông, mua sắm; rủi ro và quản lý các bên liên quan.

Giai đoạn bắt đầu

  • Quản lý tổng hợp: Xây dựng điều lệ dự án
  • Quản lý các bên liên quan: Xác định các bên liên quan cần thiết cho dự án.

Giai đoạn lập kế hoạch

  • Quản lý tổng hợp: Phát triển một kế hoạch về quản lý dự án.
  • Quản lý phạm vi: Xác định và quản lý phạm vi, tạo cấu trúc phân tích công việc (WBS) và thu thập yêu cầu
  • Quản lý thời gian: Lập kế hoạch, xác định và phát triển lịch trình, hoạt động, ước tính nguồn lực và thời gian hoạt động.
  • Quản lý chi phí: Lập kế hoạch và ước tính chi phí cũng như xác định ngân sách
  • Quản lý chất lượng: Lập kế hoạch và xác định các yêu cầu về chất lượng
  • Quản lý nguồn nhân lực: Lập kế hoạch và xác định nhu cầu nguồn nhân lực
  • Quản lý truyền thông: Lập kế hoạch truyền thông
  • Quản lý rủi ro: Lập kế hoạch và xác định các rủi ro tiềm ẩn, thực hiện phân tích rủi ro định tính và định lượng cũng như hoạch định các chiến lược giảm thiểu rủi ro
  • Quản lý mua sắm: Lập kế hoạch và xác định các hoạt động mua sắm cần thiết
  • Quản lý các bên liên quan: Lập kế hoạch cho các kỳ vọng của các bên liên quan

Thực thi kế hoạch

  • Quản lý tổng hợp: Chỉ đạo và quản lý mọi công việc cho dự án
  • Quản lý chất lượng: Thực hiện tất cả các khía cạnh của quản lý chất lượng
  • Quản lý nguồn nhân lực: Lựa chọn, phát triển và quản lý nhóm dự án
  • Quản lý truyền thông: Quản lý tất cả các khía cạnh của thông tin truyền thông
  • Quản lý mua sắm: Thực hiện hành động để đảm bảo các mua sắm trang thiệt bị cần thiết
  • Quản lý các bên liên quan: Quản lý tất cả các kỳ vọng của các bên liên quan

Giám sát và kiểm soát

  • Quản lý tổng hợp: Giám sát và kiểm soát công việc của dự án và quản lý mọi thay đổi cần thiết
  • Quản lý phạm vi: Xác nhận và kiểm soát phạm vi của dự án
  • Quản lý thời gian: Kiểm soát phạm vi của dự án
  • Quản lý chi phí: Kiểm soát chi phí dự án
  • Quản lý chất lượng: Kiểm soát chất lượng của sản phẩm
  • Quản lý thông tin truyền thông: Kiểm soát tất cả thông tin truyền thông của đội ngũ và các bên liên quan
  • Quản lý mua sắm: Kiểm soát mua sắm
  • Quản lý các bên liên quan: Kiểm soát sự tham gia của các bên liên quan

Hoàn thành dự án

  • Quản lý tích hợp: Kết thúc tất cả các giai đoạn của dự án
  • Quản lý mua sắm: hoàn tất các gói thầu của dự án

Kỹ năng quản lý dự án

Các nhà quản lý dự án hiệu quả cần tìm hiểu kỹ các vấn đề kỹ thuật. Vai trò này cũng đòi hỏi một tư duy kinh doanh chiến lược; khả năng xây dựng đội nhóm và giải quyết rắc rối, cùng với các kỹ năng khác được yêu cầu ở mức cao . Ở cấp độ nhỏ, người quản lý dự án phải thể hiện khả năng lãnh đạo, có khả năng thúc đẩy các thành viên trong nhóm, biết cách giải quyết các vấn đề theo mức độ ưu tiên. Khả năng thích ứng là một kỹ năng quan trọng khác mà các nhà quản lý dự án phải có để thành công. Các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp cũng có thể giúp các nhà quản lý dự án xuất sắc trong vai trò rất được săn đón này.

Nhưng để trở thành một nhà quản lý dự án xuất sắc, bạn phải là một đối tác kinh đáng tin cậy được giao hoàn toàn trách nhiệm cho sự thành công của tổ chức; và bạn phải có khả năng vượt qua những trở ngại không thể tránh khỏi. Kết hợp với kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật cần thiết, một số kỹ năng nhất định cùng với những kỹ năng khác phù hợp với dự án; bạn có thể trở thành người quản lý dự án. Các nhà quản lý dự án xuất sắc cần:

  • Có được chiến lược kinh doanh
  • Khuyến khích và ghi nhận những đóng góp quý báu của thành viên khác trong đội ngũ
  • Tôn trọng và thúc đẩy các bên liên quan hoàn thành tốt nhất dự án
  • Nhấn mạnh tính chính trực và trách nhiệm giải trình
  • Đảm bảo cho sự thành công của dự án
  • Có thể làm việc với sức ép, trở ngại.

Trên đây là một vài thông tin để mọi người tìm hiểu thêm về người quản lý dự án. Nếu bạn mong muốn trở thành một quản lý dự án IT giỏi; hãy bắt đầu lên kế hoạch cho lộ trình nghề nghiệp của bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *