NFT Token là gì?

Mã nguồn của World Wide Web (mạng lưới toàn cầu) thuộc về nhà khoa học máy tính người Anh Tim Berners-Lee đã được bán với giá 5,4 triệu USD theo phiên bản NFT. Thị trường mua bán NFT Token đang phát triển mạnh mẽ; hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về nó.

NFT là gì?

NFT viết tắt của Non-Fungible Token là một tiện ích mã hóa được lưu trữ trên blockchain để đại diện cho một tài sản độc nhất… Một NFT có thể đại diện cho bất cứ thứ gì; từ âm nhạc, nghệ thuật, thẻ bài bóng rổ hay thậm chí cả dòng đăng tải (tweet) trên Twitter.

Non-Fungible

“Fungible” tức là tính bất phân định; thường được dùng trong lĩnh vực kinh tế; có nghĩa là các đơn vị riêng lẻ của một tài sản có thể thay thế cho nhau và về cơ bản, không thể phân biệt được với nhau. Ví dụ, bạn có thể mua đôi giày với giá 3 triệu đồng nhưng với 3tr ấy, bạn có thể mua một cái điện thoại di động thông minh; chả có ai ép bạn phải mua giày cả.

Đây là tính chất cốt lõi của tiền bạc. Tương tự khi mua Bitcoin, người chơi không quan tâm mình nhận được đồng nào mà chỉ nhắm đến giá trị của nó. Đây là đặc điểm bắt buộc với một tài sản hoạt động như một phương tiện trao đổi.

Ngược lại, Non-Fungible nghĩa là không có tính bất phân định. Hai lần phủ định tức khẳng định. Nên Non-Fungible có thể hiểu là tính phân định rạch ròi và không thể thay thế lẫn nhau được. Ví dụ: một bức tranh của tranh của Mozart, nhạc Trịnh hay Căn cước công dân… Đó là những thứ mà không thể thay thế cho nhau được. Cụ thể là không thể thay căn cước của bạn bằng căn cước của người khác.

Token là gì?

Token được hiểu như là một tiện ích mã hóa một sản phẩm bất kỳ; khiến cho nó trở nên có thể buôn bán trao đổi được trên nền tảng blockchain.

Như vậy, NFT được hiểu một cách cụ thể là một chứng chỉ xác thực kỹ thuật số không thể sao chép. Nó được lưu trữ trong một blockchain và được sử dụng để đại diện cho quyền sở hữu các loại hàng hóa điện tử. Nhờ vào bản chất an toàn của công nghệ blockchain; hồ sơ về quyền sở hữu luôn có sẵn; không thể được sửa đổi và đảm bảo rằng chỉ có một chủ sở hữu tại một thời điểm.

Loại hình token NFT có thể được tìm thấy ở nhiều nền tảng blockchain khác nhau; nhưng hiện nay chủ yếu được tạo ra và sử dụng trên blockchain của Ethereum.

Xuất xứ của NFT

Ý tưởng về NFT không phải mới. Hệ thống token (mã thông báo) chạy trên blockchain của tiền điện tử đã được thử nghiệm trong gần một thập kỷ. Vào năm 2012, Yoni Assia lần đầu công bố Colored Coin trên blockchain Bitcoin với giá chỉ một satoshi, đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin.

Mặc dù chưa phức tạp, ý tưởng của Colored Coin đã có nhiều điểm tương đồng với các NFT hiện tại. Đó là sử dụng blockchain làm giấy chứng nhận quyền sở hữu cho các tài sản; như đồ sưu tầm kỹ thuật số, phiếu giảm giá, tài sản, cổ phiếu… và nhiều hơn thế. Không may, Colored Coin ngay lập tức thất bại; bởi đơn giản Bitcoin không được tạo ra để hỗ trợ loại hình này.

Mặc dù vậy, cộng đồng người chơi tiền điện tử đã bắt đầu nhận ra tiềm năng của các tài sản được lưu trữ trên blockchain. Vào năm 2014, một nền tảng tài chính ngang hàng với mã nguồn mở có tên Counterparty đã được xây dựng trên nền tảng của blockchain Bitcoin, nhưng với nhiều cải tiến. Đây là một trong những nền tảng Bitcoin 2.0 đầu tiên và cũng là địa chỉ để người dùng tạo ra tiền tệ hoặc tài sản có thể giao dịch của riêng họ. Counterparty cũng nổi tiếng với các giao dịch mua bán meme Ếch Pepe hiếm.

Ý tưởng cho game

Nhìn chung, những ứng dụng của NFT đa phần nằm trên ý tưởng, ngoại trừ lĩnh vực game. Ví dụ: Một công ty làm game tạo ra một trò chơi trực tuyến với nhiều nhân vật khác nhau. Cộng đồng người chơi càng đông khiến cho các nhân vật được nuôi dưỡng giá trị. Và giá trị đó càng cao hơn vì mỗi nhân vật đều phát triển và mang tính độc nhất. Người ta có thể buôn bán các nhân vật cũng như các vật phẩm với nhau.

Năm 2017, một sự thay đổi lớn diễn ra ở các nền tảng token chạy trên blockchain Bitcoin. Đó là sự xuất hiện của tiêu chuẩn ERC-721, cho phép phát hành và giao dịch các tài sản trên blockchain Ethereum. Như vậy, các nền tảng bên thứ ba như Counterparty sẽ không còn cần thiết trong giao dịch các NFT. Ethereum hoàn thiện NFT và trở thành người dẫn đầu thị trường tài sản được lưu trữ trên blockchain. Đây cũng là khoảng thời gian nhiều người biết đến NFT nhờ vào game nuôi mèo ảo CryptoKitties, cho phép người chơi nuôi, giao dịch mèo ảo bằng đồng Ether.

NFT Token dùng để làm gì?

NFT có thể được sử dụng để phát hành các mặt hàng kỹ thuật số cũng như bộ sưu tập tiền điện tử độc nhất. Những token này có thể là một vật phẩm sưu tầm, một sản phẩm đầu tư hoặc một thứ gì đó khác.

Ví dụ: Một tòa nhà với nhiều căn hộ, mà quyền bước vào sử dụng mỗi căn hộ sẽ được mã hóa thành NFT. Miễn là, người sáng lập thành công trong việc gắn một token với một tài sản vật lý mà không bị trào cản pháp lý nào. Thì từ đó có thể mở ra thị trường mới tiềm năng và sôi động.

Ngoài ra, NFT toke được ứng dụng rất nhiều trong mảng nghệ thuật (NFT Art). Ví dụ như tranh NFT. Giả sử, bạn tạo ra một bức tranh kỹ thuật số; bức tranh đó có thể được đăng ký với NFT trên blockchain; cũng như lịch sử sở hữu và mã nhận dạng hoặc mã duy nhất của nó.

NFT Token hoạt động ra sao?

Để dễ hiểu hoạt động của NFT, chúng ta cùng đi làm rõ: Token ERC-20 có tính bất phân định và Token ERC-721 có tính phân định thế nào?

  • ERC-20: Đây là chuẩn phát hành token từng làm mưa làm gió một thời. Nhưng thực chất, ERC-20 vẫn là chuẩn token dạng Fungible. Ví dụ: các token phát hành trên blockchain Ethereum đều có thể hoán đổi lẫn nhau, và cùng giá trị.
  • Sau này, nhu cầu Non-Fungible tăng cao. Nhiều chuẩn phát hành được sử dụng hơn. Có thể kể đến như là ERC-721, ERC-998, và chuẩn mới như là ERC-1155. Những chuẩn mới này đảm bảo token được phát hành là dạng Non-Fungible Token. Độc nhất và không thể hoán đổi (như đã giải thích ở trên).
  • Sự khác biệt của các chuẩn này là vì đòi hỏi của việc token hóa những tài sản phức tạp. Ví dụ, chiếc xe ô tô đời mới sử dụng pin. Thì các cục pin được mã hóa như là các Token ERC-20, vì chúng giống nhau và có thể dễ thay thế lẫn nhau. Nhưng quyền sử dụng xe chỉ giới hạn cho một số người có thể chạy được; nên quyền này được mã hóa dạng ERC-721. Còn ERC-998 thì như một tổ hợp của ERC-20 và ERC-721. Khi muốn chuyển nhượng toàn bộ xe cho người khác, chủ xe không cần phải chuyển từng phần của tài sản. Mà có thể gộp nó lại dạng token ERC-998 và chuyển luôn một lần. Tuy nhiên, đó là viễn cảnh của tương lai.

Khi tạo ra một tác phẩm kỹ thuật số, bạn gửi nó đến một đại lý có thể xác thực bằng cách xem lịch sử blockchain (nếu có) và sau đó cung cấp cho các cuộc đấu giá. Vì bức tranh kỹ thuật số là của bạn và có thể theo dõi trên blockchain; nên mỗi khi được bán, bạn với tư cách là người sáng tạo, sẽ nhận được khoản tiền.

NFT Token có giá bao nhiêu?

Các NFT có giá từ vài USD cho tới hàng chục triệu USD; đặc biệt là với những tác phẩm nghệ thuật số cao cấp. Ca sĩ, nhạc sĩ và nghệ sĩ thị giác người Canada – Claire Elise Boucher; hay còn được biết đến với tên gọi Crimes; gần đây đã bán một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số với giá 6,6 triệu USD.

Tại Việt Nam, hiện khá nhiều đơn vị, công ty đã bắt đầu quan tâm phát triển các NFT trên một số lĩnh vực. Phổ biến nhất là các token NFT liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật số (hình ảnh, tranh vẽ, nhân vật hoạt hình), các vật phẩm và những vùng đất ảo trong game.

Mua bán NFT thế nào?

Nơi giao dịch NFT chủ yếu là các sàn thương mại điện tử, cho phép người mua đấu giá, mua và bán lại chúng. Tuy nhiên, kể cả trên các sàn nổi tiếng, nhiều người vẫn có thể bị lừa. Ông Kelly cho rằng cách tốt nhất để tránh bị lừa là chỉ mua NFT từ những người bán đã được xác minh. Ông nhấn mạnh rằng người mua nên xem việc giao dịch NFT giống như giao dịch trên sàn chứng khoán.

Giá trị thực sự của NFT

Theo trang Coindesk, những tính chất tạo nên giá trị của NFT bao gồm: không thể phá hủy (bởi dữ liệu được lưu trữ trên chuỗi khối); và có thể xác minh (bởi blockchain cho phép truy xuất ngược nguồn gốc của sản phẩm mà không cần qua một bên thứ ba). Bên cạnh đó, không giống các loại tiền ảo, NFT là duy nhất và không thể sao chép. Do đó, các nhà đầu tư NFT có thể thu giá trị từ sự độc nhất này; tương tự như việc mua bán các món hàng sưu tầm.

Nhiều người đặt câu hỏi tại sao các nhà sưu tập lại trả tiền cho một thứ có thể dễ dàng sao chép? Câu trả lời rất đơn giản: Đó chính là quyền sở hữu.

Bởi vì blockchain đảm bảo chắc chắn rằng tác phẩm là của bạn mãi mãi, và mọi người đều biết blockchain minh bạch, NFT cung cấp một đề xuất giá trị duy nhất vừa mới ra đời.

Rủi ro của NFT là gì?

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng không ai thể bảo đảm giá trị của các đoạn mã token sẽ tồn tại sau vài chục năm tới; bởi công nghệ luôn thay đổi mỗi ngày. Một vấn đề nữa đặt ra là; nếu chủ sở hữu quên mật khẩu ví thì làm sao để lấy lại quyền sở hữu NFT? Cũng giống như tiền ảo, NFT không được quản lý hay vận hành bởi bất kỳ thực thể nào.

“Rủi ro là rất lớn”, Nadya Ivanova, nhà quan sát NFT tại L’Atelier – công ty con độc lập của ngân hàng BNP Paribas – nhận định. “Điều quan trọng cần phải hiểu rằng NFT là thị trường còn rất mới và chúng ta sẽ phải trả qua vài chu trì mới xác định được giá trị thực sự của thứ gì đó”.

Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng việc mua bất kỳ loại tiền số nào; bao gồm chuỗi mã NFT, tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Bởi vì giá trị của chúng chủ yếu dựa trên sự suy đoán và người mua chỉ có thể hi vọng một ngày nào đó NFT của họ sẽ được mua lại với giá cao hơn. Nhưng chẳng có ai đảm bảo điều này.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *