Phalcon Kẻ thách thức các PHP Framework

Bạn đã từng nghe nói về một Full-stack PHP Framework được viết bằng C? Đó chính là Phalcon, dĩ nhiên khi viết bằng C thì tốc độ của nó thì phải nói là siêu nhanh. Ý tưởng bắt đầu từ năm 2011 nhưng phải đến giữa năm 2012 thì Phalcon Team mới cho ra mắt phiên bản đầu tiên là 0.4.0.

Tối biết đến nó cũng đã hơn 3 năm và thông qua trang web Techmaster. Tôi đã dùng nó khi bắt đầu học Framewok PHP, và thực sự không thể, không thể không dùng nó trong các dự án cá nhân của tôi, trong quá trình học tập tôi tạo ra room thảo luận về Phalcon chat và tôi có trò chuyện với vài bạn dùng Laravel thì các bạn đó nói dùng Laravel mọi thứ đều có sẵn hết nên việc code với nó làm cho chúng ta bị lười đi 🙂 vậy nếu bạn là người muốn dùng một PHP Framework mà cần nâng cao tay kỹ năng code thì hãy dùng nó, sự tùy biến nó rất …. là cao.

Hiệu năng

Bạn sẽ không cần quan tâm đến hiệu suất khi viết ứng dụng với Phalcon nhưng đó vẫn chưa phải là tính năng duy nhất. Phalcon là một Full-stack Framework hỗ trợ mọi thứ bạn cần như: ORM, query language, template engine, micro application front controller… cùng với sự phong phú về các ví dụ mẫu và tài liệu hướng dẫn rõ ràng giúp bạn tiếp cận và học tập một cách nhanh chóng.

Có nhiều bạn nói với tôi không cần thiết quạn tâm tốc độ, vì khi chậm ta chỉ cần thêm cache, optimize máy chủ…, vâng đều đó đúng như chỉ phù hợp nếu cty bạn lớn mạnh, có một đội ngũ chuyên gia về systemadmin và việc tích hợp lại máy cái đó không đơn giản, trong khi Phalcon PHP sẽ giúp ta giải quyết được nó, nói như vậy không có nghĩa là không cần tối ưu máy chủ nha !!!

Nếu như bạn có nhiều tiền thì vấn đề hiệu năng của một PHP Framework không cần quan tâm nữa 🙂

Sự mới mẽ

Phalcon có thể mang tới sự tươi mới cho cộng đồng PHP nhưng có lẽ Phalcon sẽ có một thời gian khó khăn khi phải đối mặt với các PHP Framework mạnh mẽ trên thị trường. Nhiều blogger và nhà phát triễn đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức vào các framework đó. Đột nhiên có một loại mới ra đời có khả năng làm thay đổi cuộc chơi thì sao mà chấp nhận được ngay cơ chứ. Trong ngành công nghệ nói chung và ngôn ngữ lập trình nói riêng thì những thứ như Phalcon sẽ luôn luôn tạo ra một số cảm xúc và các lập trình viên là những sinh vật cảm xúc”. -Theo Long Phạm, tháng 12/2013

Vậy nếu bạn chưa học PHP Framework nào thì hãy bắt đầu học nó, đừng có phong trào theo PHP Framework cứ thấy cái nào có nhiều ngưòi dùng nhào vào:), sorry tôi có một sự ác cảm với các bạn học PHP Framework theo phong trào  mà không biết thực sự mình học cái gì.

Cài đặt và nâng cấp

Việc cài đặt Phalcon trên Linux không thể dễ dàng hơn nữa, chỉ giống như cài PHP, trên windows có một chút khó khăn nhưng so với việc cài các Framework khác và cấu hình nó như Symfony, Zend thì nó vẫn dễ hơn nhiều.

Nhiều bạn chưa dùng nó đã thấy một sự hoãn sợ ngay từ lúc cài đặt, vì cứ tưởng nó viết bằng C thì không muốn dùng vì đa số dân PHP không có kiến thức về C nhiều ngay cả tôi cũng vậy, nhưng bạn hãy nhớ chúng ta đa số là dùng API của nó để làm việc hiếm có bạn nào contributions vào lại mã nguồn đó, vì vậy đừng có lấy lý do đó mà biện hộ nếu bạn muốn thì dùng ngôn ngữ nào thì điều đó chả là vấn đề

Và bạn hãy xem ví dụ dưói đây đễ thấy việc nâng cấp hay cài đặt không thể dễ dàng hơn:

git clone http://github.com/phalcon/cphalcon
git checkout master
cd ext
sudo ./install

còn nếu bạn dùng Windowns thì chỉ cần tãi tập tin DLL tại đây. Thậm chí có nhiều bạn chưa cài đặt nó mà cứ kêu khó cài đm:)

Hosting

Có lẽ một trong những nhược điểm lớn nhẩt của nó là không hổ trợ hosting, nhưng ngày nay giá của một VPS khá là rẻ chỉ 5$ tốn chưa tới 2 ly cà phê ở Bitexco, ngoài ra các Paas như Heroku, Openshift có thể cài đặt trên đó khá là dễ dàng, vì vậy hãy quên đi nhược điểm này!! và sắp tới sẽ có trên google apps,(tuyệt vời).

Tài liệu

Hiện nay bài viết về Phalcon cũng có khá nhiều, trong đó tôi có viết vài bài về nó các bạn có thể xem trên Sitepoint, cá nhân tôi không phải là một lập trình viên chính thống nhưng từ lúc phiên bản Phalcon 2.0.x tôi có thễ dễ dàng thây đổi code core Phalcon mà tôi mong muốn, Vì vậy việc phát triển core Phalcon PHP có tốc độ khá là nhanh vì vậy bạn đừng ngại học nó, Và nếu bạn muốn cập nhât hay trao đổi với những chuyên gia Phalcon PHP thì bạn có thể vào đây

Ngoài ra tôi nghĩ trang chủ nó có tài liệu khá là tốt rồi, chỉ cần một chút vốn tiếng anh là bạn có thể hiểu được hay chỉ cần google translate.

Công việc

Vâng đây chính là một trong những lý do khi các bạn trẻ ngại học môt cái gì đó mà công việc không có, đều này đúng nhưng cũng không phải đúng hoàn toàn, tôi bắt đầu học nó khi biết rằng nó ít việc thậm chí là không có ở Việt nam tại thời điểm đó, nhưng tôi tin nó sẽ thành công nếu như nó tốt và tôi đã đúng, hiện tai tôi đang làm các dự án với nó và nhận khá là nhiều yêu cầu của khác hàng có cả Việt Nam và nước ngoài, ngoài ra nếu bạn muốn nhận thông tin việc làm về Phalcon có thể theo dõi tại đây.

Chốt lại một câu học cái gì mới là không bao giờ thất nghiệp cả, đặt biệt là trong ngành CNTT.(mách nhỏ các bạn là các công ty làm game Nhật đang cần khá nhiều dev Phalcon).

Kết Luận

Tới nay, phiên bản Phalcon 2.0.3 đã chính thức phát hành và được cộng đồng đưa vào sử dụng. Phalcon đang lan tỏa với tốc độ nhanh chóng tới toàn thế giới (từ Mỹ đến Ấn, Trung Quốc, Hàn Quốc,Nhật… và Việt Nam là một trong số đó). Thiết nghĩ, Phalcon sẽ là PHP Frameworks được ưa chuộng nhất trong tương lai.

Bài viết trên đây có sự tham khảo từ trang web techmaster và trong quá trình tôi học tập và làm việc với Phalcon, các bạn đã dùng Phalcon chưa nếu có hãy chia sẽ những suy nghĩ của bạn về nó!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top